0888 003 443

40 tuổi có nên mua bảo hiểm nhân thọ không?

Nhiều người bỏ lỡ cơ hội tham gia bảo hiểm nhân thọ khi tuổi còn trẻ. Và chỉ khi họ bước sang tuổi trung niên mới bắt đầu quan tâm đến sản phẩm này. Vậy từ 40 tuổi, bạn có nên mua bảo hiểm nhân thọ hay không?

40 tuổi là độ tuổi mà nhiều người đã ổn định cuộc sống gia đình và đạt được những thành tựu nhất định trong sự nghiệp. Khi đó rất nhiều người quan tâm đến các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó có bảo hiểm nhân thọ.

Tuy nhiên, ở độ tuổi này, nhiều người lại mang tâm lý lo ngại các vấn đề như mua bảo hiểm nhân thọ ở tuổi 40 có phức tạp không, 40 tuổi có nên mua bảo hiểm nhân thọ không, hay mức phí có đắt không, quyền lợi có tốt không…

Thực tế độ tuổi nào cũng có thể mua bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt với những giai đoạn quan trọng với người trụ cột gia đình. Với độ tuổi 40 tuy có hơi muộn nhưng không phải là quá trễ. Do vậy, 40 tuổi vẫn nên tham gia bảo hiểm nhân thọ bởi vì 5 lý do sau đây:

1. 40 tuổi là thời điểm tốt nhất về tài chính để mua bảo hiểm nhân thọ

Trước 40 tuổi bạn mải mê kiếm tiền, lập nghiệp và xây dựng gia đình thì vào độ tuổi 40 bạn có thể đã hoàn thành được những thành tựu nhất định trong sự nghiệp và ổn định gia đình. 

Lúc này kinh tế gia đình khá giả, khả năng tài chính cá nhân vững vàng, nhiều người còn đạt được những mục tiêu lớn như có nhà, có xe, có đất, có tài khoản tiết kiệm đến chín con số… 

Do đó 40 tuổi chính là thời điểm “vàng” về tài chính để tham gia bảo hiểm nhân thọ. Chỉ cần trích một phần nhỏ trong số đó, bạn có thể an tâm mua một hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn, mua nhiều sản phẩm bổ trợ với quyền lợi bảo hiểm toàn diện, thời hạn đóng phí và thời hạn bảo hiểm dài, ghép người bạn đời và các con trong cùng một hợp đồng… 

2. 40 tuổi không phải là quá muộn để tham gia bảo hiểm nhân thọ

Dù không phải là giai đoạn tốt nhất để tham gia bảo hiểm nhân thọ nhưng 40 tuổi không phải là quá muộn. Thậm chí có những người 50 tuổi, 60 tuổi vẫn muốn mua bảo hiểm nhân thọ bởi tâm lý cần được bảo vệ trước rủi ro. 

Và hiện nay các công ty bảo hiểm cho phép độ tuổi tham gia bảo hiểm tối đa là 65 tuổi, có những sản phẩm đặc thù có độ tuổi giới hạn lên đến 80 tuổi. Vì vậy, 40 tuổi vẫn là giai đoạn vàng để tham gia, bạn vẫn được bảo vệ quyền lợi tốt, giá cả phải chăng và phạm vi bảo hiểm rộng nếu đáp ứng được các điều kiện về sức khỏe.

3. Chế độ BHXH hay BHYT sẽ không đủ cho bạn từ độ tuổi 40 trở đi

Ở độ tuổi 40, nhu cầu khám, chữa bệnh của mỗi người khác nhau, nhưng tần suất sẽ nhiều hơn so với giai đoạn còn trẻ. 40 tuổi không phải là già nhưng cũng không còn quá trẻ nên cơ thể con người ít nhiều cũng bị lão hóa, dễ bị ốm đau, bệnh tật phải đi viện. 

Lúc đó, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế có thể sẽ không đủ chi trả trong việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại các bệnh viện vì quyền lợi của hai loại bảo hiểm này chỉ ở mức cơ bản. Nhưng nếu sở hữu một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bạn sẽ được chi trả các chi phí nằm viện và điều trị với quyền lợi lớn hơn. 

Với những rủi ro lớn như tai nạn, bệnh hiểm nghèo, thương tật cần điều trị trong một thời gian dài, chắc chắn bảo hiểm nhân thọ sẽ thể hiện ưu thế hơn khi ngay lập tức chi trả một số tiền lớn để bạn điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

4. Đối với tuổi 40, phí bảo hiểm nhân thọ không phải quá đắt

40 tuổi vẫn nằm trong độ tuổi “vàng” để tham gia bảo hiểm nhân thọ, tuy phí bảo hiểm có cao hơn độ tuổi 20 nhưng lúc này bạn vững vàng về tài chính thì phí bảo hiểm không phải là vấn đề đáng lo ngại. 

5. 40 tuổi là thời điểm tốt để chuẩn bị cho quỹ hưu trí

Không bao giờ là quá sớm để chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu an nhàn đặc biệt với những người 40 tuổi thì tuổi nghỉ hưu đang đến rất gần. Khi bạn tích lũy càng sớm thì áp lực tài chính càng được chia nhỏ ra để không ảnh hưởng đến những dự định hiện tại. 

Theo quy định trong Luật bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Như vậy, trung bình mỗi người có khoảng 35 – 40 năm lao động để phục vụ những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, đầu tư sinh lời và tiết kiệm nhằm đảm bảo cuộc sống sung túc khi về già. 

ST: Theo Pháp luật và bạn đọc